Bà Rịa Vũng Tàu là một địa danh vô cùng nổi tiếng, thu hút sự chú ý của rất nhiều người, trong đó có du khách. Vậy bạn đã biết gì về vùng đất này rồi? Nếu chưa hãy cùng bariavungatautourism.com tìm hiểu thông qua bài giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu này nhé!
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và những thông tin cơ bản
Để hiểu hơn về một tỉnh/thành phố nào đó thì chắc chắn sẽ phải tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về vị trí, diện tích, dân số, văn hóa,…
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ở đâu?
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Lãnh thổ bao gồm hai phần: đất liền và hải đảo.
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, phía Bắc tỉnh này giáp với 3 huyện (Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc (Đồng Nai)). Phía Đông giáp với huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh và phía Nam giáp với biển Đông.
Các đơn vị hành chính của tỉnh
Về mặt hành chính, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, cụ thể gồm: 2 thành phố (thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu, 1 thị xã là thị xã Phú Mỹ và 5 huyện trực thuộc (Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc).
Diện tích và dân số tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
So với các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ, giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh có diện tích nhỏ nhất và dân số ở mức áp chót.
Hiện tại, tỉnh này có tổng diện tích khoảng 1.980,80 km2 xếp thứ 50 trên toàn quốc. Và là nơi sinh sống của 1.148.313 người (dân số xếp thứ 38 toàn quốc). Trong đó:
- Thành phố Bà Rịa: diện tích 91,5km2, dân số 205.192 người.
- Thành phố Vũng Tàu: diện tích 141,1km2, dân số 420.860 người.
- Thị xã Phú Mỹ: diện tích 333,84km2, dân số 207.688 người.
- Huyện Châu Đức: diện tích 442,6km2, dân số 143.306 người.
- Huyện Côn Đảo: diện tích 76km2, dân số 8.360 người.
- Huyện Đất Đỏ: diện tích 189,6km2, dân số 76.659 người.
- Huyện Long Điền: diện tích 77km2, dân số 140.485 người.
- Huyện Xuyên Mộc: diện tích 640,9km2, dân số 162.356 người.
Cơ sở giao thông hạ tầng
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đây là một trong số ít địa nơi sở hữu đủ các loại hình giao thông vận tải quan trọng. Đó là cao tốc, cảng biển, đường sắt, sân bay,…
+ Về đường bộ: Tỉnh kết nối nhiều huyện với nhau thông qua tuyến QL5. Trong tương lai có thêm cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Ngoài ra còn có các tuyến đường tỉnh: 991C, 992A, 995A, 995B, 995C và nhiều tuyến khác từ TP HCM đi Vũng Tàu.
+ Về đường sông: Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều con sông lớn/nhỏ và hệ thống liên cảng, tạo điều kiện xây dựng các cảng cá, chủ yếu tập trung trên sông Thị Vải. Nên có thể đến Sài Gòn bằng tàu cao tốc.
+ Về hàng không: Có sân bay Vũng Tàu phục vụ chủ yếu cho trực thăm thăm dò dầu khí và sân bay Côn Đảo phục vụ du lịch.
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu riêng về đường sắt, tỉnh đang trình Bộ Giao Thông để sớm được triển khai. Ngoài ra, tỉnh cũng phát triển mạnh mẽ mạng lưới xe bus.
Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Dưới đây là bản đồ vị trí địa lý cũng như hành chính của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Bạn có xem chi tiết trong bản đồ để hình dung rõ hơn về các khu vực.
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và điều kiện tự nhiên
Tuy Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh có diện tích nhỏ nhất của vùng Đông Nam Bộ. Nhưng lại có đặc điểm địa hình và khí hậu khá thuận lợi. Đây cũng là thế mạnh để phát triển kinh tế cũng như du lịch của tỉnh.
– Đặc điểm địa hình
Địa hình toàn vùng phần đất liền của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có xu hướng dốc ra hướng biển. Tuy nhiên, ở một số nơi sát biển vẫn có núi cao, nhưng núi cao nhất cũng chỉ khoảng 500m.
Phần đất liền chiếm 96% diện tích của tỉnh còn quần đảo Côn Đảo chiếm 4% diện tích. Theo các nguồn thông tin giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, toàn tỉnh có hơn ¾ diện tích đồi núi, thung lũng thấp.
Trong đó có trên 50 ngọn núi cao từ 100m trở lên. Khi đổ ra biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, bán đảo, đảo, mũi. Nói chung địa hình ở đây tập trung chủ yếu theo 3 dạng: thung lũng đồng bằng ven biển, đồi núi bán trung du và bán đảo hải đảo.
– Khí hậu ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh này thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng từ đại dương. Mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – tháng 10, có gió mùa Tây Nam.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 – tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc.
Tuy vậy lượng mưa trung bình năm thấp. Nhiệt độ trung bình giao động khoảng 27 độ C, nhiệt độ các tháng trong năm có sự thay đổi nhưng không quá lớn.
Khí hậu nhìn chung mát mẻ, dễ chịu. Không những thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu ngày phát triển mà còn rất phù hợp để du lịch.
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và nguồn gốc tên gọi
Bà Rịa – Vũng Tàu là địa danh được ghép bởi Bà Rịa và Vũng tàu. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của hai cái tên này như thế nào?
Nguồn gốc tên gọi Bà Rịa
Theo thông tin giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được biết, tên gọi Bà Rịa được lấy từ trên của Nguyễn Thị Rịa – người phụ nữ quê gốc ở Phú Yên đã có công lao to lớn trong việc khai khẩn và đặt tên cho vùng đất này.
Để ghi nhớ công hơn của bà nên người dân địa phương ở đây luôn tôn thờ bà. Họ đã lấy tên Bà để đặt cho địa danh và cái tên Bà Rịa được sử dụng từ ngày đó cho đến nay.
Truyền thuyết kể lại: năm 179 bà Nguyễn Thị Rịa đến và trú ngụ tại đây. Họ cho rằng bà là cư dân đầu tiên và tin rằng bà đã tập hợp được một số người vào đây định cư và lập nên làng. Sau đó bà chia số đất đai của mình cho dân cư.
Ngày nay, mộ Bà Rịa vẫn còn, cây cầu Bà Nghè nối Tam Phước với An Nhứt cũng còn. Người dân nơi đây vẫn nhớ ngày giỗ của bà là 16/6 Âm lịch.
Điều này vừa thể hiện được sự biết ơn vừa là niềm tự hào về lịch sử cũng như di sản của các bậc tiền nhân.
Nguồn gốc tên gọi Vũng Tàu
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nguồn gốc của 2 từ Vũng Tàu phía sau. Theo đó, Vũng Tàu là một trong những thành phố biển đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào năm 1895.
Ban đầu được lấy tên là Tam Thắng (gắn liền với sự kiện thành lập 3 ngôi làng đầu tiên ở vùng đất này). Sau này đổi tên thành Vũng Tàu.
Nhiều ý kiến cho rằng vùng đất này có ba mặt giáp biển và rất thuận lợi cho tàu bè neo đậu tránh gió trước khi vào Gia Định nên gọi là Vũng Tàu.
Từ đó, 2 cái tên Bà Rịa và Vũng Tàu được ghép lại dùng để gọi cho tên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – lịch sử hình thành và phát triển
Mỗi tỉnh thành không phải tự nhiên mà được tạo nên. Tất cả đều có quá trình hình thành và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng vậy.
+ Giai đoạn buổi đầu khai phá
- Năm 198: Phủ Gia Định được thành lập, bao gồm 2 huyện: Tân Bình và Phước Long. Huyện Phước Long gồm 4 tống, trong đó tống Phước An (nay là Bà Rịa Vũng Tàu) và một phần của tỉnh Đồng Nai. Côn Đảo thời điểm này thuộc tỉnh Hà Tiên.
- Năm 1808: Tống Phước An thành huyện Phước An và huyện Phước Long trở thành phủ Phước Long.
- Năm 1819: Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đảo Côn Đảo thuộc đảo Cần Giờ, tỉnh Gia Định.
- Năm 1937: Tách huyện Phước An và Long Thành (thuộc phủ Phước Long) thành lập phủ Phước Tuy và thành lập huyện Long Khánh (tách từ huyện Phước An).
- Năm 1839: Đảo Côn Đảo lại thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đến năm 1861 thì mới thuộc tỉnh Hà Tiên như ban đầu.
+ Giai đoạn Pháp Thuộc
- Năm 1862: huyện Phước An được đổi tên thành hạt Thanh Tra Bà Rịa. Đến 1869 thì đổi thành Khu Tham Biện.
- Năm 1882, quận Côn Đảo được thành lập (lúc này Côn Đảo trực thuộc Nam Kỳ).
- Năm 1885: quyết định thành lập thành phố Vũng Tàu từ khu Khu Tham Biện.
- Năm 1900: Khu Khu Tham Biện đổi tên thành tỉnh Bà Rịa.
- Năm 1905: Nhập thành phố Vũng Tàu vào tỉnh Bà Rịa
- Năm 1929, tỉnh Vũng Tàu được thành lập từ tống Vũng Tàu, làng Sơn Long và quận Cần Giờ.
- Năm 1934, hạ tỉnh Vũng Tàu xuống cấp thành phố.
- Năm 1938: Thành lập quận Long Biên cho tỉnh Bà Rịa và lập tống mới tống Phước Trung.
- Đến giai đoạn năm 1939: Tỉnh Bà Rịa lúc này gồm 1 quận Long Điền. Quận này bao gồm 8 tổng.
+ Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 1945 – 1975
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến giai đoạn 1945 – 1975 cũng có nhiều sự thay đổi. Cụ thể:
- Ngày 9/2/1946, thực dân Pháp chiếm đóng tỉnh Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu. Đến năm 1947 thì lập lại tỉnh Vũng Tàu và thành lập quận Xuyên Mộc vào năm 1954.
- Năm 1956. Thành lập tỉnh Phước Tuy từ 2 tỉnh: Bà Rịa và Vũng Tàu. Tỉnh này gồm 6 quận, 8 tống và 39 xã.
- Năm 1958, nhập quận Đất Đỏ vào quận Long Điền.
- Năm 1959: Tách quận Cần Giờ và quận Quảng Xuyên cho tỉnh Biên Hòa, lập lại tỉnh Đất Đỏ. Đến 1961 thì quận Đức Thạnh được thành lập.
- Năm 1964: nhập xã Hội Bài quận Long Lễ vào quận Phước Hòa, đưa Vũng Tàu thành thị xã trực thuộc Trung ương.
- Năm 1973, nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải quận Đất Đỏ.
- Ngày 26/4/1975: sư đoàn Sao Vàng mở phát súng mở màn cuộc tấn công giải phóng Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Ngày 27/7/1975: xuyên Mộc và Long Sơn được giải phóng.
- Ngày 30/4/1975: thành phố Vũng Tàu được hoàn toàn giải phóng.
+ Giai đoạn sau năm 1975 đến nay
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn này cũng có nhiều sự thay đổi.
- Năm 1975: thành lập tỉnh Đồng Nai được tách ra từ tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy và một phần của tỉnh Bình Tuy.
- Tháng 9/1976: thành lập huyện Côn Đảo thuộc TP.HCM
- Tháng 1/1977: chuyển huyện Côn Đảo sang Hậu Giang.
- Năm 1979: thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.
- Năm 1972: thành lập thị trấn Bà Rịa.
- Năm 1991: Thành lập tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ 3 huyện: Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc.
- Năm 2003: Giải tán huyện Long Đất, thành lập huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ.
- Năm 2007: thành lập thị trấn Đất Đỏ, thị trấn Phước Hải (đều thuộc huyện Đất Đỏ).
- Ngày 22/8/2012: thành lập thành phố Bà Rịa.
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và lợi thế về kinh tế
Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi và nhiều tiềm năng nên tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang có rất nhiều lợi thế để trở thành vùng kinh tế trọng điểm của vùng.
+ Lợi thế cảng biển
Tiềm năng về cảng biển có thể nói là lợi thế vô cùng to lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Không chỉ là cảng biển đặc biệt của Việt Nam mà còn là cảng biển trung chuyển quốc tế lớn nhất nước.
Cảng biển Vũng Tàu giữ nhiều vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Cũng như giúp tàu biển hoạt động thuận lợi hơn.
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cảng biển Vũng Tàu đã có 47 bến cảng (3 bến phao neo và 10 cảng dầu khí ngoài khơi). Ngoài ra, đây còn có khu neo đậu của tàu thuyền với 72 vị trí neo đậu, 5 luồng hàng hải và nhiều kết cấu hạ tầng khác.
Hiện tại, tỉnh đã đưa vào khai thác 21 cảng biển với công suất phục vụ 45 triệu tấn/năm.
Trong đó chủ yếu tập trung ở khu vực Thị Vải – Cái Mép. Tỉnh cũng đang tiếp tục triển khai xây dựng thêm 22 dự án cảng biển khác. Theo ước tính có thể đạt 250 triệu tấn/năm.
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tất nhiên không thể không kể đến vịnh Bến Đầm ở Côn Đảo có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 tấn. Cảng dịch vụ dầu khí, cảng cá, cảng dầu, cảng thương mại… trên sông Dinh.
Với nhiều cảng biển thành lập, tỉnh đã thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Điều này góp phần mang đến diện mạo mới và tạo hướng đi vững chắc cho kinh tế cảng biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Tiềm năng dầu khí
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về tiềm năng kinh tế không thể nào bỏ qua tiềm năng dầu khí. Tỉnh này có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng dầu khí thiên nhiên của cả nước.
Hiện tại, các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn đang được khai thác như Bạch Hổ, Đại Hùng, Rạng Đông, Rồng,… Với trữ lượng dầu khí lớn cho phép khai thác tới 20 triệu tấn dầu khí/năm.
Bên cạnh đó, khí đồng hành và khí thiên nhiên cũng có trữ lượng lớn (khoảng 300 tỉ m3), cho phép khai thác 6 tỷ m3/năm.
Riêng khu vực lòng chảo Côn Đảo có tới 2 mỏ khí riêng nhiên là Lan tây và Lan Đỏ. 2 mỏ này có trữ lượng tới 58 m3, có thể khai thác từ 1 – 3 tỷ m3/năm.
Xuất khẩu dầu khí theo tỉnh này đánh giá nó đóng góp một phần rất lớn trong GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Tiềm năng khai thác và chế biến hải sản
Là vùng biển có đường bờ biển dài và rộng nên tiềm năng khai thác, chế biến hải sản cũng rất lớn.
Theo thông tin giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, vùng biển của tỉnh có nguồn lợi hải sản vô cùng đa dạng, gồm: 660 loài cá, 35 loài tô và 23 loài mực, chưa kể các loại khác.
Mỗi năm tỉnh có thể khai thác tới 200.000 tấn, trong đó hàng chục nghìn tấn có giá trị chế biến để xuất khẩu sang các nước.
So với các vùng biển khác, vùng biển Vũng Tàu có cường độ gió không cao, ít mưa bão lại có nhiều cửa lạch cho tàu thuyền neo đậu. Do đó mà hoạt động khai thác tương đối thuận lợi.
Tỉnh còn có 5.7000 ha mặt nước để phát triển việc nuôi trồng thủy hải sản. Nhiều loại mang đến giá trị kinh tế cao. Ngoài ra còn có nước mắm, bột cá, cá khô,… phục vụ thị trường.
+ Các ngành công nghiệp
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, ngoài lợi thế về cảng biển, dầu khí. Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước, nhất là Phú Mỹ (chiếm 40% tổng điện năng cả nước).
Do đó mà tỉnh này có khả năng thu hút đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã và đang có 7 khu công nghiệp bao gồm: KCN Đông Xuyên, KCN Phú Mỹ, KCN Cái Mép, KCN Mỹ Xuân, KCN Mỹ Xuân A, KCN Mỹ Xuân A2, KCN Mỹ Xuân Bi.
Các khu công nghiệp này đã có gần 100 dự án đầu tư với tổng số vốn lên tới hàng tỉ USD. Đây là một dấu hiện đà và đang rất tốt để đưa kinh tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đi xa hơn.
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và ngành du lịch
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Nơi đây không chỉ sở hữu những bãi biển đẹp mà còn được thiên nhiên vô cùng ưu ái về khí hậu và cảnh sắc. Tỉnh đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển lĩnh vực này, đó là.
+ Cơ sở hạ tầng đối với du lịch
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kể từ khi cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây được đưa vào khai thác. Đã rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Vũng Tàu xuống còn một nửa.
Huyện Côn Đảo cũng mở thêm các tuyến bay từ TP.HCM, Cần Thơ. Ngoài ra còn có nhiều tuyến đường biển từ Vũng Tàu và Sóc Trăng.
Nhờ những ưu thế này khiến Bà Rịa Vũng Tàu dần dần trở thành điểm đến hấp dẫn và là sự lựa chọn của nhiều du khách.
>> Đọc ngay: Kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu – Tất tần tật các thông tin cần biết
+ Cảnh quan thiên nhiên đa dạng
Bên cạnh cơ sở hạ tầng, khi giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu không thể không năng đến thế mạnh về thiên nhiên.
Bà Rịa Vũng Tàu được thiên nhiên ban tặng cho đường bờ biển dài hơn 300km tuyệt đẹp. Với bãi cát thoai thoải cùng làn nước biển trong xanh.
Điều này tạo điều kiện lý tưởng để khai thác làm các bãi tắm cũng như xây dựng hệ thống khách sạn, resort cao cấp.
Không chỉ có biển, tỉnh này còn có hệ sinh thái đa dạng khi có cả núi, sông, suối, hồ,… đa dạng hóa các hình thức du lịch, nghỉ dưỡng. Đây cũng chính là thế mạnh thu hút khách du lịch tìm tới.
+ Đa dạng các loại hình du lịch
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tận dụng các lợi thế về địa hình, hạ tầng và thiên nhiên. Tỉnh này không ngừng đầu tư và phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau nhằm đa dạng hóa các trải nghiệm của du khách.
Các tiềm năng có sẵn như biển Long Hải, biển Hồ Tràm, bãi Sau Vũng Tàu, suối nước nóng Bình Châu, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, lý tưởng để nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Hay những dãy núi lớn: núi Dinh, Minh Đạm,… thích hợp với kiểu du lịch khám phá, phượt.
Đặc biệt, tại huyện đảo Côn Đảo có nhiều hòn đảo lớn nhỏ thuận tiện để phát triển du lịch biển. Tiêu biểu có các loại hình như: câu cá, lặn ngắm san hô, tắm biển…
Di tích văn hóa, lịch sử của tỉnh cũng phù hợp để phát triển du lịch. Cụ thể có địa đạo Kim Long, Long Phước, bến Lộc An, hu căn cứ kháng chiến Bàu Sen,… là những địa danh phục vụ cho hình thức du lịch về nguồn.
Tất nhiên, khi giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng không thể không nhắc đến các lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Tỉnh cũng đã triển khai nhiều khu du lịch, khu vui chơi giải trí hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách như: Hồ Mây Park, công viên nước Vũng Tàu, Tropicana Park hồ Tràm…
Có thể nói với những hậu thuẫn trên thì du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Đến đây du lịch, du khách không chỉ được khám phá các điểm trong trung tâm thành phố. Ngoài vùng ngoại ô cũng có vô vàn điều thú vị chờ đón du khách.
>> Tham khảo: Khu Du Lịch Hồ Mây Vũng Tàu – “Review” chi tiết và cập nhật giá vé
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – Các lễ hội văn hóa truyền thống
Trên địa bàn tỉnh có hệ thống các di tích cùng nền văn hóa đa dạng. Ngoài các lễ hội tiêu biểu nổi tiếng ai cũng biết thì Bà Rịa Vũng Tàu còn có các lễ hội của cộng đồng tôn giáo, dân tộc và nhiều lễ hội khác.
Các lễ hội truyền thống văn hóa tiêu biểu của tỉnh
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu không thể không nhắc đến các lễ hội truyền thống ở đây. Những lễ hội truyền thống thể hiện sự giao thoa văn hóa của 3 miền, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa nơi này.
Đặc biệt một trong số đó đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Có thể kể đến các lễ hội như:
Lễ hội | Địa điểm | Thời gian |
Lễ hội Lễ giỗ bà Phi Yến | Huyện Côn Đảo | 18/10 Âm lịch hàng năm |
Lễ hội Nghinh Ông | Đình Thắng Tam, TP.Vũng Tàu | 16 – 18 Âm lịch |
Lễ hội Dinh Cô Long Hải | TT.Long Hải, huyện Long Điền | 10 – 12/2 Âm Lịch |
Lễ hội Trùng Cửu | Nhà Lớn Long Sơn, xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu | 9/9 Âm lịch |
Lễ hội Cầu An | Đình Thần Long Hương, TP.Bà Rịa | 15 – 17/11 Âm lịch |
Lễ hội Cầu An | Đình Thần Phước Lễ, TP. Bà Rịa | 8 – 10/11 Âm lịch |
Các lễ hội của cộng đồng tôn giáo và dân tộc
Như đã giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ở trên, một phần địa hình của tỉnh là đồi núi. Ở đó là nơi sinh sống của một số đồng bào dân tộc thiểu số. Vì thế cũng có một số lễ hội riêng. Bên cạnh đó còn có lễ hội mang tính dân tộc.
Lễ hội | Địa điểm | Thời gian |
Lễ hội Nhan Lúa – Thần Nông | Xã Long Tân, H. Đất Đỏ | Rằm tháng 3 Âm lịch hàng năm |
Lễ hội Nhang rừng – Thần rừng | Xã Long Tân, H. Đất Đỏ | 16/3 Âm lịch (2 năm 1 lần) |
Các lễ hội mang tính kỷ niệm, tưởng niệm
Vũng Tàu là vùng đất gắn với nhiều cuộc kháng chiến trong lịch sử. Đặc biệt, đây là nơi an nghỉ của người nữ anh hùng – Võ Thị Sáu. Do đó mà cũng có một số lễ hội được người dân tổ chức để kỷ niệm và tưởng niệm những sự kiện, con người đó.
Lễ hội | Địa điểm | Thời gian |
Lễ kỷ niệm ngày mất của nữ anh hùng Võ Thị Sáu | Huyện đảo Côn Đảo và huyện Đất Đỏ | 23/1 Dương lịch |
Lễ hội đền ơn đáp nghĩa | 27/7 Dương lịch hàng năm | |
Lễ hội chiến thắng Bình Giã | 2/12 Dương lịch hàng năm | |
Lễ kỷ niệm ngày quân dân Bà Rịa Vũng Tàu kháng chiến chống Pháp | 10/2 Dương lịch |
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và nền ẩm thực
Ẩm thực tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng là một điều hấp dẫn đối với du khách thập phương bởi nền ẩm thực đa dạng và hấp dẫn. Theo chân bariavungtautourism.com.vn khám phá những món ngon, đặc sản nổi tiếng ở đây nhé!
Các món ngon đặc sản địa phương
Với việc sử dụng nguồn những nguyên liệu mang đậm hương vị của biển cả và các nguyên liệu đi kèm cùng cách chế biến khác biệt. Người dân nơi đây đã tạo ra rất nhiều món ăn ngon, níu chân du khách.
Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu không thể bỏ qua những món ăn như: bánh khọt, bánh hỏi An Nhứt, bánh xèo Long Hải, gỏi cá mai, bún bề bề, bánh canh Long Hương,…
Đặc biệt, món tiết canh tôm hùm là một món vô cùng mới lạ và đặc biệt. Món ăn với phần tiết tôm sần sật, vị mặn ngọt xen lẫn với phần thịt tôm mềm thơm. Khi ăn sẽ kèm với bánh tráng, ngò gai, rau diếp cá, chuối chát và khế chua.
Tất nhiên là không thể không nhắc đến những món hải sản tươi ngon vì đây là vùng biển mà.
Chẳng hạn như đặc sản ốc vú nàng của Côn Đảo, các món ăn từ mực, bạch tuộc hay cháo hàu, hàu nướng… Hay các món lẩu từ những con cá biển tươi ngon như cá kèo, cá dứa, cá bớp,… cũng ngon khó cưỡng.
Thức ăn phải đi kèm với đồ uống và một loại thức uống không thể bỏ qua khi giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đó là rượu áp xanh Bà Đập, rượu đế Hòa Long. Với hương thơm và màu xanh đặc trưng khiến bao người phải tấm tắc.
Đặc sản Bà Rịa Vũng Tàu mua về làm quà
Bên cạnh các món ăn ngon, mọi người khi đến Bà Rịa Vũng Tàu công tác hay du lịch còn có nhiều sự lựa chọn khi muốn mua các món quà về làm quà biếu, quà tặng.
Những đặc sản mà mỗi lần giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ai cũng nhắc tới như: mực một nắng, hải sản khô, nước mắm, bánh tráng An Ngãi, bánh tét bắp, bánh tráng An Ngãi, rượu Hòa Long, bánh bông lan trứng muối,… Ngoài ra còn có món ngon được chế biến từ hạt bàng Côn Đảo.
Mọi người có thể tìm mua mứt hạt bàng Côn Đảo hay bánh quy hạt bàng. Đây đều là những đặc sản độc lạ nhưng vô cùng nổi tiếng mà mọi người không nên bỏ qua nếu đã có dịp đến với Bà Rịa Vũng Tàu.
Định hướng phát triển trong tương lai – Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Có thể thấy, so với nhiều tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa Vũng Tàu đã và đang phát triển rất tốt các thế mạnh của mình. Không dừng lại ở đó, tỉnh phấn đấu sẽ lớn mạnh hơn thế nữa với nhiều định hướng được vạch ra.
- Trong tương lai, tỉnh sẽ chú trọng đầu tư các cơ sở hạ tầng kết nối vùng kinh tế trọng điểm. Đầu tư phát triển các đô thị như Bà Rịa, Vũng Tàu, Phú Mỹ, Long Điền, Long Hải và hình thành nhiều đô thị thuộc nhiều chuyên ngành khác.
- Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu không lâu nữa sẽ trở thành trung tâm kinh tế và đô thị vệ tinh của TP.HCM.
- Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 14 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại I là TP. Vũng Tàu và TP. Bà Rịa. 3 đô thị loại III gồ: Long Điền – Long Hải, Phú Mỹ và Côn Đảo. 2 đô thị loại IV và 7 đô thị loại V.
- Bà Rịa Vũng Tàu cũng định hướng sẽ phát triển trục kinh tế công nghiệp và cảng biển Cái Mép – Thị Vải.
- Đến năm 2050, tỉnh sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và là trung tâm dịch vụ hàng hải trong khu vực Đông Nam Á. Tất nhiên là cũng nâng cao các chất lượng dịch vụ để trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế.
Chúng ta hãy cùng theo dõi và chờ đón những sự đổi mới của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong tương lai nhé!
Trên đây là tất cả những thông tin giới thiệu tổng quan về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Dựa trên những tiềm năng có sẵn cộng với sự nỗ lực không ngừng trong các năm qua, vùng đất này đã và đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, trong đó có du khách. Hy vọng qua đây bạn sẽ hiểu hơn và có động lực khám phá vùng đất này.
Trang – Bariavungtautourism.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Top những quán cao lầu Hội An ngon nhất bạn không nên bỏ qua
20 đặc sản Côn Đảo ngon nổi tiếng, du khách ai cũng thích
Top 12 quán lẩu cá đuối Vũng Tàu ngon nổi tiếng ăn là mê